Những điều nên biết sau khi tổ chức tang lễ cho người đã khuất

Sau khi người qua đời thì không phải chỉ tổ chức tang lễ là xong. Vậy sau tang lễ của người thân thì gia quyến cần làm gì để theo đúng với phong tục tang lễ của Việt Nam. Dưới đây là những điều nên biết sau khi tổ chức tang lễ cho người đã khuất.

Chương trình tổ chức tang lễ được thực hiện như thế nào? - Tang Lễ Hà Nội

Sau khi người qua đời thì không phải chỉ tổ chức tang lễ là xong

Lễ cúng 3 ngày

Lễ cúng 3 ngày là một nghi lễ quan trọng ở trong phong tục tang lễ của người Việt. Theo quan niệm dân gian thì sau 3 ngày kể từ lúc chôn cất, hồn phách của người mất mới bắt đầu tỉnh táo. Nếu như không thực hiện lễ cúng 3 ngày thì vong linh sẽ khó trở lại dương thế và không biết đường về nhà. Lễ cúng này giúp cho linh hồn người đã khuất tỉnh táo, ổn định và tìm đường về nhà, nơi đặt bàn thờ vong linh đồng thời giúp cho gia đình hoàn tất mọi nghi thức liên quan đến tang lễ.

Cúng lễ 49 ngày

Theo quan niệm của Phật Giáo thì khi người qua đời, linh hồn của họ sẽ trải qua 49 ngày chuyển tiếp ở cõi trung ấm. Thời gian này linh hồn chưa xác định được sẽ tái sinh ở đâu mà họ cần sự trợ duyên từ người thân qua những nghi lễ cúng dường và cầu nguyện. Việc cúng thất tuần giúp tích lũy công đức và cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất có thể siêu thoát.

Lễ cúng 100 ngày còn gọi là Tốt khốc – Thôi khóc

Hướng dẫn cúng 100 ngày đầy đủ nhất cho người đã khuất

Lễ cúng 100 ngày còn gọi là Thôi khóc

Phật giáo cho rằng linh hồn người chết cần vượt qua “Thập điện – Mười cửa ải” ở âm phủ. Trong vòng 49 ngày linh hồn qua 7 cửa ải và sau 100 ngày, linh hồn mới siêu thoát hoàn toàn. Lúc này thì con cháu không còn khóc và cảm thấy yên tâm vì người quá cố đã vượt qua mọi thử thách để trên đường về cõi vĩnh hằng.

Thời gian để tang sau tổ chức tang lễ

Việc chăm lo, tưởng nhớ cho người đã khuất cũng không kém phần quan trọng như chăm lo cho người sống. Vì thế việc để tang được xem là việc hiếu đạo của con cháu trong gia đình, thể hiện sự biết ơn, thành kính và hiếu thảo với người đã khuất. 

Theo phong tục Việt Nam thì việc để tang trước đây được thực hiện phân thành 2 loại chính đó là đại tang và tiểu tang.

  • Đại tang

Thời gian để đại tang theo quy định là 3 năm thể hiện sự kính trọng, thương tiếc sâu sắc dành cho người đã khuất. Tuy vậy thực tế ngày nay, nhiều gia đình chỉ thực hiện đại tang trong vòng 27 tháng. Dù không có tài liệu chính thức giải thích lý do nhưng dân gian truyền tai nhau rằng con số 27 tháng được tính dựa theo thời gian mang thai 9 tháng nhằm tượng trưng cho 1 năm.

  • Tiểu tang

Tiểu tang là thời gian để tang ngắn hơn so với đại tang được chia thành 4 bậc khác nhau, mỗi bậc có thời gian để tang riêng từ 3 tháng – 1 năm.

Đốt vàng mã

Theo phong tục, người mất sau rằm tháng 7 thường được đốt vàng mã vào dịp 49 ngày. Nếu như người mất trước rằm tháng 7 và chưa đủ 49 ngày thì vàng mã sẽ được đốt vào dịp rằm tháng 7 nhưng cần thực hiện trước ngày mùng 10 tháng 7. Vào ngày rằm thì chỉ đốt vàng mã cho người đã hết tang và cúng cô hồn.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết về những điều cần biết sau khi tổ chức tang lễ cho người đã khuất. Nếu như bạn cũng đang có nhu cầu tổ chức tang lễ, liên hệ ngay với dịch vụ tang lễ Khải An. Dịch vụ tang lễ Khải An là đơn vị uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng chắc chắn sẽ làm khách hàng hài lòng.

TAGS

back top