Phong Tục Cúng Ma Chay Tại Việt Nam

phong tục cúng ma chay ở việt nam
Truyền thống báo hiếu, "Nghĩa Tử Là Nghĩa Tận" luôn là vấn đề thiết yếu và thiêng liêng trong đời sống của người Việt Nam.
Vì thế, khi có  bất cứ người nào trong gia đình mất đi cũng được thân nhân lo lắng chu toàn mọi việc.

Những Nghi Thức Tang Lễ Chính Thức Khi Tổ Chức Đám Tang Gồm:

Lễ Mộc Dục

Lễ Mộc Dục là lễ tắm gội, trang điểm, thay quần áo mới cho người vừa mất. (Hiện nay gia đình có thể yêu cầu Dịch Vụ Mai Táng Trọn Gói Hỗ Trợ Thực Hiện)

Lễ Phạn Hàm

Lễ Phạn Hàm là bỏ gạo và tiền và miệng người mất để tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn vong hồn đi đường xa được siêu thoát

Lễ Lập Bàn Thờ Vong

Được lập ở trước cửa nhà trước khi khâm liệm. Trên bàn thờ vong có bài vị, di ảnh, tấm triệu ghi tên tuổi người mất, mâm trái cây, 1 lư hương, và nhang đèn.

Lễ Khâm Liệm - Nhập Quan

Theo tục xưa, thì Lễ Khâm Liệm sẽ được thực hiện sau 1 hồi dài của kèn trống. Người thân sẽ dùng vải trắng để gói lại thân thể người mất.
Sau đó con cháu mặc đồ tang đứng 2 bên, những người trong họ hàng thân thuộc nâng thi hài nhẹ nhàng đưa vào quan tài, sau đó làm thủ tục gọi hồn. Xong rồi bỏ áo người chết vào quan tài, coi như đã nhập quan. (Hiện nay, Lễ Khâm Liệm sẽ do Dịch Vụ Mai Tang Trọn Gói )Thực Hiện
Kể từ khi Khâm Liệm đến lúc chôn cất (hoặc hỏa táng) cần được thắp nến và thắp nhang liên tục liên tục.

Lễ Thiết Linh

Được thực hiện sau khi nhập quan. Đây là lễ thiết lập Linh Vị, đặt bàn thờ tang. Họ hàng gần xa đến phúng viếng, con cháu, anh em cúng cơm, rượu, v.v... cho người đã khuất.

Lễ Thành Phục (Phát Tang)

Khi thực hiện Lễ Thành Phục, con cháu quỳ trước quan tài. (Do người Hộ Tang chủ trì buổi lễ)

Lễ Phúng Viếng

Sau khi phát tang cho tới trước khi Lễ Động Quan Đưa Tang thì là thời gian bà con, người thân, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, v.v... đến phúng viếng.
Kể từ lúc này, người con trai trưởng phải luôn túc trực bên cạnh bàn thờ vong để cảm ơn những người đến phúng viếng

Lễ Tế Vong

Buổi tối, khi người đến phúng viếng đã thưa dần, phường hiếu làm lễ tế vong. 
Phía cuối sân, đối diện với bàn thờ vong người ta kê 1 chiếc bàn, trên bày 1 bình hoa, 1 chai rượu nhỏ, 1 đĩa xôi, và 1 đĩa thịt luộc. Chủ tế lần lượt dâng từng thứ lên bàn thờ vong.

Lễ Chúc Thực

Vào buổi sáng hôm sau, trước khi cất đám khoảng 1 tiếng, người ta tiến hành tế cơm gồm: 1 bát cơm tẻ, 1 quả trứng luộc và 1 đĩa muối trắng, 1 chén nước.
Chủ tế lần lượt dâng từng thứ 1 lên bàn thờ vong như tối hôm trước.
Theo quan niệm là để cho người chết ăn no trước khi lên đường sang thế giới bên kia

Lễ Cáo Đạo Lộ

Lễ này được thực hiện sau lễ Chúc Thực, Lễ này sẽ do người Hộ Tang chủ trì. Lễ này được thực hiện trước khi cất đám (Đưa Tang). Lễ này được đặt trước cửa nhà có Tang Chế.

Lễ Bái Quan

Lễ này thực hiện trước khi cất đám , sẽ do đội đạo tỳ của Dịch Vụ Mai Táng Trọn Gói thực hiện. Với ý nghĩa là xin phép được đưa Linh Cữu đến nơi an nghỉ cuối cùng

Lễ Động Quan Đưa Tang

Do người Hộ Tang chủ trì buổi lễ. (Phong tục xưa là do thầy cúng tiến hành đọc văn tế và dùng dao chém lên mặt áo quan 3 nhát được gọi là Phạt Mộc với quan niệm là xua ma tà, ác quỷ quẫy nhiễu linh hồn)

Lễ Hạ Huyệt ( Hạ Đài)

Do người Hộ Tang chủ trì. Con trai trưởng là người đầu tiên lấp đất vào huyệt sau đến thân nhân trong gia quyến với Ý nghĩa là đắp mộ cho người mất.
Ngày nay nếu đưa đi hỏa táng thì chỉ cần đặt cành hoa lên quan tài rồi hạ đài.

Lễ Rước Vong (An Sàn)

Do người Hộ Tang chủ trì. Sau khi hạ huyệt (hạ đài) xong, Di ảnh, Lư hương, Bài vị được rước về nhà thờ. Đặt bàn thờ riêng tại nơi trang nghiêm thuận tiện việc cúng cơm hàng ngày. (Theo quan niệm xưa thì lập bàn thờ tại ngay nơi mà trước kia người chết nằm)
những lễ cúng sau đám tang ma chay

Những Nghi Lễ Cúng Sau Đám Tang

Lễ Cúng Tế Ngu

Tức là Lễ Mở Cửa Mả - Ngày thứ 3 tính từ ngày nhập mộ hạ thổ.
Mâm lễ cúng gồm: 4 ống trúc cắm 4 góc huyệt (làm dấu 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc) giúp vong linh định hướng khi trở lên, 1 cây thang tre (hồn phách phải đi lên mới ra khỏi mả được), 1 con gà (tượng trưng cho việc kêu gọi tỉnh táo) giúp hồn phách nhanh chóng hội tụ lại, dùng, giấy tiền, vàng mã và hạt ngũ cốc rải xung quanh mả để vong linh biết đường theo đó mà về nhà, 1 cây mía cắm đứng bên mả (dụng ý thay cho cây nêu định vị cho hồn phách tụ lại đây), bày thêm mâm cúng đầy đủ xôi chè, hoa trái cây, trà rượu, giấy tiền vàng mã trước mộ để cúng vong và ở 1 nơi sạch sẽ gần đó để cúng thần.

Lễ Cúng Thất

Cúng Thất là 1 nghi thức quan trọng bên Phật Giáo dành cho người mất
Cúng Thất gồm 7 thất, mỗi thất 7 ngày, vị chi là 49 ngày kể từ ngày mất. 
Mâm Cúng Thất: cơ bản có hoa, trái cây và mâm cúng chay

Lễ Cúng Chung Khốc (Ngày Thứ 49)

Là ngày thứ 49, gia quyến chuẩn bị mâm cúng mặn tại nhà, sau đó đi chùa hoặc đền lễ hương cầu cho vong hồn người chết được mát mẻ và siêu thoát. (Sau 49 ngày, gia đình có thể rước vong lên chùa (nếu đã quy Phật)

Lễ Cúng Tốt Khốc (Ngày Thứ 100)

Là ngày thứ 100 sau khi mất, sẽ tiến hành Lễ Tốt Khốc
Lễ Thức này cũng giống 49 ngày nhưng thường được tổ chức lớn hơn, mời họ tộc và con cháu trở về đông đủ.
Sau 100 ngày, gia đình không cần phải cúng cơm nữa.

Phong Tục Cúng Giỗ Chạp Của Người Việt

Cúng giỗ là việc báo hiếu, là ngày con cháu tưởng nhớ đến công lao sinh thành và cũng là để cầu xin vong linh các bậc tiền bối phù hộ độ trì cho con cháu, cho gia đình và dòng họ.
Đây là 1 trong những phong tục lâu đời thể hiện đạo lý "Uống Nước Nhớ Nguồn" cảu nhân dân ta.
Có 3 ngày giỗ với những nghi thức khác nhau gồm:
Lễ Tiểu Tường (Giỗ Đầu) là ngày giỗ đầu tiên,tổ chức sau đúng 1 năm của người mất;
Lễ Đại Tường (Ngày Giỗ Hết) là ngày giỗ sau 2 năm người mất;
Lễ Cát Kỵ (Ngày Giỗ Thường) là ngày giỗ người mất từ 3 năm trở đi.
Số lễ trong 1 kỳ giỗ có 2 lễ : Lễ Tiên Thường và Lễ Chính Kỵ.
Lễ Tiên Thường: cúng trước ngày người mất qua đời 1 ngày
Lễ Chính Kỵ: cúng đúng ngày người mất qua đời.
Nội dung trên đây là tổng hợp phong tục truyền thống và có 1 vài nghi thức hiện đại được đi kèm trong quy trình đám tang.
1 số lưu ý liên quan đến đám tang ma chay

Một Số Lưu Ý Liên Quan Đến Ma Chay

  • Thời Gian Tham Dự: Nên sắp xếp thời gian tham dự lễ viếng sao cho phù hợp với lịch trình của tang lễ. Tránh đến quá muộn hoặc ra về quá sớm, trừ khi có lý do đặc biệt và đã thông báo trước với gia đình tang quyến.
  • Phúng Viếng: Nếu có thể, bạn nên mang theo một vòng hoa hoặc một phong bì nhỏ để bày tỏ lòng thành kính và chia sẻ với gia đình người đã khuất. Tuy nhiên, việc này không bắt buộc và tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.
  • Lời Nói: Khi nói chuyện với gia đình tang quyến, nên sử dụng những lời an ủi, chia sẻ nhẹ nhàng và tránh những câu chuyện vui vẻ, đùa cợt không phù hợp với không khí tang lễ.

Có Cần Ăn Chay Trong Thời Gian Tang Lễ Không?

Ăn chay là một trong những hình thức ăn uống đạm bạc, đảm bảo dinh dưỡng, giúp tịnh tâm và cân bằng trong cuộc sống.
Ăn chay trong đám tang ngày càng được nhiều tang chủ chú ý tuy nhiên điều này hoàn toàn không hề bắt buộc nếu gia đình không theo bất kỳ Tôn giáo nào.

Một Số Điều Nên Tránh Trong Thời Gian Tang Lễ

Không Tổ Chức Tiệc Ồn Ào Làm Mất Đi Sự Trang Trọng Của Lễ Tang

Tổ chức ăn uống trong thời gian tang lễ là một truyền thống phổ biến ở nhiều nơi, bao gồm cả Việt Nam. Việc tổ chức ăn uống giúp gắn kết gia đình, bạn bè lại với nhau, cùng chia sẻ nỗi đau mất mát và an ủi lẫn nhau.
Trong một số trường hợp, việc mời mọi người cùng ăn uống sau lễ tang là cách để gia đình thể hiện lòng hiếu khách và tri ân những người đã đến dự lễ tang.
Tuy nhiên, gia đình nên tránh một số điều sau khi tổ chức ăn uống tại lễ tang để đảm bảo sự tôn kính và trang nghiêm, cũng như tránh mang lại xui xẻo hay không may mắn.
Việc không tổ chức tiệc tùng ồn ào khi tổ chức ăn uống tại lễ tang là để tôn trọng không khí trang nghiêm và tôn kính đối với người đã khuất. Lễ tang là dịp để gia đình, bạn bè và người thân tập trung vào việc tưởng nhớ và tiễn đưa người đã qua đời, không phải để tổ chức những cuộc ăn uống ồn ào, vui vẻ.

Việc tổ chức tiệc tùng ồn ào khi tổ chức ăn uống tại lễ tang có thể gây xúc phạm đến tâm linh và truyền thống của gia đình người quá cố, cũng như không phù hợp với bản chất trang nghiêm và tôn kính của nghi lễ tang lễ. Đồng thời, điều này cũng có thể gây ra sự không thoải mái và không chấp nhận được cho người tham dự cũng như xung quanh.

Không Ăn Mặc Thiếu Trang Trọng - Phải Ăn Mặc Kín Đáo Lịch Sự

Việc ăn mặc cần phải trang trọng và kín đáo để thể hiện sự tôn trọng và sự chia buồn tới gia đình người đã khuất. Việc ăn mặc đúng cách cũng giúp tạo ra không khí trang trọng và ổn định cho buổi lễ, giúp cho mọi người cảm thấy thoải mái và tôn trọng nhau hơn.
Đồng thời, việc ăn mặc trang trọng và kín đáo cũng thể hiện sự biết ơn và kính trọng tới người đã khuất.

Không Cười Đùa - Nói Chuyện Lớn Tiếng Trong Lễ Tang

Lễ tang là một dịp trang trọng và nghiêm túc, nơi mọi người đến để tiễn đưa người thân đã qua đời. Đó cũng là cách để thể hiện sự tôn trọng và sự dẹp bỏ điều vụng về, trở nên nhã nhặn và chín chắn hơn trước tang lễ.
Đồng thời, người tham dự cũng nên tránh bàn luận các vấn đề không liên quan đến người đã khuất hoặc tang lễ, đặc biệt là những vấn đề vui vẻ, kinh doanh, v.v... 

Cách Vái Lạy Trong Tang Lễ

Vái lạy là một nghi thức mang tính thiêng liêng và sâu sắc, để tỏ lòng kính trọng và tưởng nhớ đến người đã khuất. Hành động này không chỉ là biểu hiện của sự thành kính mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, tâm linh cao cả. 
Khi đi viếng người mất, việc vái lạy đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện nghi thức này:
Chuẩn Bị Tâm Thế: Trước khi bước vào lễ viếng, người tham dự cần giữ tâm thế trang nghiêm, tĩnh lặng. Tránh nói chuyện ồn ào hoặc cười đùa trong khu vực diễn ra tang lễ. Việc giữ sự trang trọng trong lời nói và hành động là biểu hiện của sự tôn trọng đối với người đã khuất và gia đình tang quyến.
Trang Phục: Người đi viếng nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự, thường là màu đen hoặc trắng - hai màu tượng trưng cho sự tang tóc. Tránh mặc quần áo màu sắc sặc sỡ hoặc trang phục không phù hợp với không khí tang lễ.
Khi Đến Sảnh Tang Lễ: chúng ta nên cúi đầu chào hỏi gia đình tang quyến và nói lời chia buồn. Sau đó, đi đến trước bàn thờ để thực hiện nghi thức vái lạy.

Thực Hiện Nghi Thức Vái Lạy:

  • Đối Với Người Đạo Phật: Thông thường, người đi viếng sẽ dâng hương bàn Phật trước rồi sau đó đến đứng trước bàn thờ người mất, tay chắp trước ngực (hai lòng bàn tay ép vào nhau) và cúi đầu 2 lần. Khi cúi đầu, cần giữ sự trang nghiêm, không cúi quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Đối Với Người Đạo Thiên Chúa: Nghi thức có thể khác biệt đôi chút, thường là đứng cúi đầu, và đọc kinh cầu nguyện cho người đã khuất.
  • Đối Với Người Không Theo Tôn Giáo: Bạn có thể chắp tay và cúi đầu 2 lần tương tự như nghi thức của người Đạo Phật, hoặc đơn giản là cúi đầu và dành một phút tưởng niệm.
Kết Thúc Nghi Thức: Sau khi vái lạy, người đến viếng nên đứng thẳng lại, cúi chào gia đình tang quyến một lần nữa trước khi rời khỏi khu vực Sảnh Tang lễ. Điều này thể hiện sự kính trọng đối với gia đình người đã khuất.
Trong mỗi lần tham dự lễ tang, việc hiểu và thực hành đúng các nghi thức này sẽ làm cho hành động của chúng ta thêm phần ý nghĩa, trọn vẹn hơn trong lòng mỗi người tham dự và gia đình tang quyến.
Thực hiện đúng cách vái lạy giúp chúng ta bày tỏ được tình cảm chân thành, đồng thời gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc.

Mong rằng nội dung trên sẽ hữu ích đến mọi người
Mọi chi tiết thắc măc xin liên hệ: 0779.779.121 - Dịch Vụ Mai Táng Trọn Gói Khải An

back top