Lễ phát tang nên thực hiện sau khi người mất bao lâu?

Tập tục tổ chức đám tang là một trong những nghi thức truyền thống, mang đậm dấu ấn dân tộc cũng như văn hóa tâm linh còn lưu truyền mãi đến ngày nay. Tuy có nhiều sự thay đổi về hình thức, cách tổ chức nhưng lễ phát tang vẫn là nghi thức quan trọng trong một đám tang. Người mất được một thời gian nhất định sẽ tổ chức lễ phát tang nhằm đưa người mất về nơi yên nghỉ đồng thời thể hiện lòng thành kính của con cháu, người thân, bạn bè đối với người mất.

Lễ phát tang là một nghi thức truyền thống từ lâu đời

Lễ phát tang là gì? Nghi thức xuất hiện trong lễ phát tang

Lễ phát tang còn được người dân địa phương gọi với tên quen thuộc là lễ thành phục – người thân mặc áo tang chính thức chịu tang người đã khuất. Lễ phát tang sẽ bắt đầu sau 9 tiếng trống to hay trống đại được đánh 3 hồi liên tục và bài nhạc “Lâm khốc” sẽ được biểu diễn ngay sau đó.

Người đến thăm sẽ có thể phúng viếng, chia buồn và con cháu đứng quanh bàn thờ tưởng nhớ người đã khuất. Tang chủ là người đúng giữa bàn thờ khi diễn ra lễ phát tang và nội dung bên trong buổi lễ chủ yếu là sự đau lòng, tiếc thương của người còn sống đối với người đã khuất. 

Con cháu, dâu, rể sẽ được thực hiện nghi thức thắp hương, dân rượu nước cho người đã khuất và sau khi kết thúc nghi thức con cháu sẽ thay nhau túc trực bên bàn thờ để tiếp đón khách đến thăm tang lễ.

Lễ phát tang nên thực hiện sau khi người mất bao lâu?

Con cháu sẽ tưởng nhớ đến người đã khuất trong đám tang

Theo tục lệ của ngày xưa thì lễ phát tang sẽ được tổ chức sau khi mất được 4 ngày, thời gian này được xem như thời gian tưởng niệm, nhớ đến người đã khuất và để người đã khuất được yên nghỉ lần cuối trong ngôi nhà của mình. Tuy nhiên ngày nay, tùy theo từng gia đình mà lễ tang phục sẽ được sắp xếp sớm hoặc muộn nhằm phù hợp với điều kiện chung. 

Ngày nay, một số gia đình vẫn tuân theo tục lễ cũ tổ chức lễ phát tang sau 4 ngày người mất nằm xuống. Một số gia đình tổ chức ngay lễ phát tang sau thời gian 1 ngày nhằm mục đích tìm được thời gian chôn cất, khâm liệm hợp ngày, hợp tuổi người sống và người đã khuất. Chôn cất sớm người đã khuất là một trong những hoạt động mang tính thiết thực, thực tế phù hợp với nhịp sống hiện đại, nhộn nhịp ngày nay.

Lễ phục được sử dụng trong lễ phát tang gọi là tang phục được chuẩn bị theo đúng quy định truyền thống gồm có:

- Con trai: Đội mũ, áo tang trắng và người miền Bắc thường có tập tục đội mũ rơm quấn bẹ chuối, mặc áo sô gai và cầm gậy.

- Con gái và con dâu: Mặc áo sô gai, thắt lưng được bệnh bằng bè chuối, đầu mang khăn tang.

- Cháu nội: Đội mũ mấn, khăn trắng và mặc áo tang màu trắng.

Lưu ý cần ghi nhớ trong thời gian tổ chức lễ phát tang

Lễ tang là nơi có không khí đau thương

Lễ phát tang là buổi lễ mang tính trang trọng, nghiêm trang nên yêu cầu mọi người tham gia buổi lễ đều cần có một thái độ đúng chuẩn mực. Các hành động đùa giỡn, cười cợt là những hành động khiếm nhã cần phải tránh tuyệt đối bởi người trong gia đình có đám tang đã quá đau buồn trước sự mất mát của gia đình.

Cần tuân theo quy định mặc tang phục nhằm thể hiện lòng tưởng nhớ, sự đau xót, tôn trọng trước vong linh người đã khuất. Buổi lễ phát tang cần được tổ chức một cách đúng với thủ tục truyền thống nhằm mục đích giúp vong hồn người đã khuất nhanh được siêu thoát, yên nghỉ theo như quan niệm tâm linh.

Lễ phát tang là nghi thức hết sức quan trọng vì thế nên cần tìm hiểu thật kỹ, chuẩn xác nhằm tổ chức buổi lễ một cách thật trọn vẹn.

TAGS

back top